Mạch cân bằng chủ động pin lithium 5.5A
Phiên bản cải tiến không hàn chì, lắp đặt thuận tiện và nhanh chóng hơn!
Điện áp hoạt động : từ 1,8V – 4,5V
Dòng cân bằng max 5,5A. Điện áp các cell pin chênh lệch càng cao thì dòng càng cao và ngược lại.
Cân bằng toàn bộ cell pin. Điện áp sai biệt bắt đầu hoạt động 5mV
Cân bằng khi điện áp các cell pin bị lệch điện áp khi sạc và xả.
Nguyên lý cân bằng : Lấy điện năng các cell có điện áp cao chuyển cho cell có điện áp thấp hơn.
Dòng điện tắt nguồn, khi ngủ nhỏ hơn 0,1ma. Dòng tỉnh 12mA.
Áp dụng cho pin từ 50AH đến 300AH
Với tính năng bảo vệ khi ngủ dưới điện áp, điện áp thấp hơn 3.0V mạch sẽ rơi vào trạng thái ngủ, nó sẽ tự động ngừng chuyển sang trạng thái ngủ khi các cell pin > 3.0V và mức tiêu thụ điện ở chế độ chờ nhỏ hơn 0,1 mA.
Mạch được kiểm tra hoạt động tốt trước khi giao hàng (quay video cho khách xem).
Nhắc đi nhắc lại, những bạn nào không có nền tảng điện tử thì không nên mua kẻo thiệt hại về kinh tế!
Cách đấu mạch cân bằng pin
- Không kết nối mạch cân bằng và dây tín hiệu trong quá trình lắp đặt.
- Lắp dây tín hiệu mạch cân bằng : Dây đen vào cực – của khối pin. Dây B1 (kế dây đen) đấu vào cực + của cell pin 1. Dây B2 (kế dây B1) đấu vào cực + của cell pin 2….. làm tương tự đến cuối cùng.
- Dây tín hiệu dư : băng keo lại từng dây hoặc cắt bỏ. Nếu để đầu dây chạm với nhau hay chạm mạch, mạch cân bằng sẽ hỏng.
- Kiểm tra sau khi lắp : Sau khi lắp xong. Đo điện áp từng cặp dây tại dầu JACK (đen+B1, B1+B2….) ghi ra giấy. Đo đến cặp dây cuối.
- Kiểm tra cuối cùng : xem lại điện áp từng cặp dây nằm trong dãy cho phép hay không (1,8V-4,5V). Xem có sai cực điện áp (+ -). xem các dây đã đấu nối chắc chắc ăn điện để cấp nguồn?. Nếu có vấn đề thì quay lại bước 2.
- Đưa mạch vào hoạt động : Gim JACK cấp nguồn lưu ý ghim dây đen chạm mạch trước để mạch nhận được tín hiệu – (mass) để từ đó cấp điện chuẩn cho các linh kiện. Nếu không mạch sẽ hỏng
Lưu ý :
-
-
-
-
- Không kết nối với mạch trong quá trình đấu dây.
- Đấu dây xong, kiểm tra thứ tự dây
- Đo điện áp : B-B1, B1B2, B2B3… : điện áp dương từ 2.7V – 4V là đúng. Nếu không đúng phải kiểm tra lại.
- Kiểm tra bước 3 xong thì đấu mạch vào hoạt động. Đèn “run” của mạch sẽ sáng trong quá trình hoạt động.
-
-
-
Cảnh báo : Ngược cực tính (điện áp B-B1, B1-B2, B3-B4….) có điện áp âm. Quá điện áp (điện áp B-B1, B1-B2, B3-B4….) có điện áp dương > 4.5V. Mạch sẽ hỏng ngay lập tức. Do đó cần phải kiểm tra thật kỹ trước khi đấu nối cho mạch hoạt động.
Trong quá trình vận hành nếu xảy xa chạm chập cũng sẽ làm hỏng mạch.
Trong quá trình đấu nối, lắp đặt, đo điện áp… Lưu ý không để chập dây sẽ gây sự cố.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.